Trong thời đại 4.0, nền công nghệ luôn được cập nhật và thay đổi liên tục dẫn đến nhiều sự đổi mới cũng như thúc đẩy sự sáng tạo, đột phá về mọi mặt kinh tế – chính trị – xã hội. Vậy nên, để hòa nhập và bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thực hiện chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số SMEs sẽ tạo ra những bước tiến về khả năng quản trị, mô hình kinh doanh và cả về yếu tố trải nghiệm khách hàng.
Nhưng, khái niệm chuyển đổi số còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như họ không hiểu việc thực hiện quá trình này có ảnh hưởng gì đối với họ. Và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì? Cách khắc phục như thế nào?
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là doanh nghiệp có quy mô hoạt động còn hạn chế. Chính vì vậy, để theo kịp thời đại mới và phát triển trong tương lai, doanh nghiệp cần thay đổi và thích nghi với chuyển đổi số. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như một quá trình chọn lọc và đào thải những doanh nghiệp không bắt kịp xu hướng và linh hoạt thay đổi tư duy.
Hơn hết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng suất làm việc cao và hiệu quả nên chuyển đổi số thực sự là một ưu tiên hàng đầu và mang tính sống còn đối với họ trong nền kinh tế 4.0. Nếu doanh nghiệp chịu đầu tư vào chuyển đổi số thì đây sẽ là cơ hội để “lột xác” và vươn xa hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ số để có thể áp dụng những phần mềm ứng dụng chuyển đổi số. Song song việc cải thiện về kỹ thuật là đòi hỏi quy trình đồng bộ, sự dẫn dắt đúng đắn của người lãnh đạo và tinh thần hưởng ứng của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
(Hình 2A: Chuyển đổi số là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi thời cuộc)
Bởi quy mô hoạt đồng còn hạn chế nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có bước đột phá nhiều hoặc thậm chí là đứng tại chỗ trong quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhân là do những trở ngại sau:
Quá trình chuyển đổi số có sự chênh lệch rõ rệt tùy thuộc vào quy mô cũng như năng lực của từng doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có các chiến lược, đội ngũ Công nghệ thông tin để thực hiện chiến lược chuyển đổi số SMEs. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có mặt hạn chế về nguồn nhân lực, đặc biệt là những bộ phận am hiểu về công nghệ nói chung và bộ phận IT nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ thường không tập trung đầu tư vào mặt công nghệ thông tin mà chỉ khai thác các hoạt động kinh doanh chính nhằm tạo ra doanh thu và sự canh tranh trên thị trường. Đó cũng là lý do vì sao họ còn hạn chế về mặt chiến lược, kế hoạch cũng như ngân sách cho chuyển đổi số SMEs.
Quan trọng hơn cả là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng hài lòng và “dễ dãi” về cách thức hoạt động của mình và cho rằng sự đầu tư về chuyển đổi số là không cần thiết. Họ dành nhiều thời gian để bán hàng, dịch vụ hơn thay vì nghiên cứu đề ra chiến lược chuyển đổi số SMEs.
Hầu hết mối bận tâm và lo ngại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không biết bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ đâu hoặc làm thế nào để mang đến cho khách hàng những giá trị mới. Bởi những trải nghiệm về công nghệ số và những ứng dụng phần mềm trực tuyến đối với họ còn hạn chế và chưa thành thạo.
Đây là nguyên nhân làm chậm tiến độ phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ cần tập trung khai thác và nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ số để có thể tiếp cận quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.
Hiểu được những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt, Viện ISB (trực thuộc trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) đã kết hợp với ATS tổ chức chương trình “Trải Nghiệm Ứng Dụng Công Nghệ Số” nhằm giúp họ tiếp cận và trải nghiệm thực tế với những giải pháp chuyển đổi số hàng đầu thế giới (SAP, Microsoft, Oracle).
Giá trị của chương trình đào tạo chuyển đổi số
( Sự kiện triển khai và vận hành thành công dự án ERP hợp tác cùng công ty ATS)
>>> Đăng kí tham gia ngay với các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp để có phương hướng đầu tư đúng, giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí đầu tư cho chuyển đổi số.