Kiến thức & Tin tức

07 Dự đoán về xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023

11.10.2023

Chúng ta đã có những dự báo về sự suy thoái của kinh tế toàn cầu trong năm tới, đó là vấn đề mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi bước qua 2023. Ngoài ra, với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ đã đặt ra cho doanh nghiệp một thách thức lớn khác khi phải tăng tốc để bắt kịp đà phát triển của chuyển đổi số. Hãy cùng Go-live for success điểm qua những dự đoán về xu hướng chuyển đổi số trong 2023.

1. Các nhà cung cấp ERP lớn bắt đầu lỗi thời

Các nhà cung cấp các công cụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp phần mềm ERP như SAP, Oracle, Microsoft và một số công ty khác đã và đang làm chủ thị trường ERP trong một thời gian dài. Nhưng trong năm 2023 tới sẽ có những bước ngoặc, khi các nhà cung cấp phần mềm mới nổi sẽ dần thay thế những ông lớn trong lúc họ vẫn đang tìm cách theo kịp tốc độ thay đổi của công nghệ.

Các công ty cung cấp erp phổ biến

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức cần sự linh hoạt trong việc chuyển đổi. Họ không dư dả thời gian và nguồn lực cần để triển khai một hệ thống ERP cồng kềnh. Dựa theo yếu tố trên và cả sự suy thoái sắp tới, thị phần sẽ chuyển từ các công ty ERP lớn sang nhà cung cấp mới có giải pháp tối ưu hơn. Nhưng không có nghĩa các công ty lớn phải chịu sức ép ngay, mà sẽ dần trở nên lu mờ trong thời gian tới.

2. Sự phát triển của nền tảng phần mềm mở

Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ sự nở rộ của nền tảng phần mềm mở. Những công ty cung cấp nền tảng phần mềm mở như Salesforce, Odoo, ERPNext,… xuất hiện ngày càng nhiều. Những nền tảng này đang trở nên nổi bật hơn nhờ vào việc sử dụng mã nguồn mở hoặc mở rộng nền tảng để có thể kết hợp nhiều ứng dụng khác nhau.

Trên hết, nền tảng phần mềm mở thu hút các doanh nghiệp hơn bởi tính linh hoạt, đồng thời tiết kiệm chi phí và giảm được rủi ro. Doanh nghiệp cũng sẽ thấy được ngay giá trị nền tảng này mang lại, nhanh hơn so với hệ thống ERP cồng kềnh. Đó là lý do thị phần sẽ dần chuyển từ công ty phần mềm lớn sang nền tảng phần mềm mở hiện đại như Odoo, Salesforce, v.v

3. Khả năng tương tác và tích hợp

Bên cạnh các nền tảng phần mềm mở, các giải pháp phần mềm và giải pháp chuyển đổi số tập trung vào khả năng tương tác và tích hợp cũng sẽ gia tăng phát triển. Nói cách khác là không tập trung vào một giải pháp duy nhất cho cả doanh nghiệp, thay vào đó sẽ có nhiều ứng dụng, nhiều giải pháp phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp và có thể liên kết để chia sẻ thông tin với nhau.

Việc sử dụng nhiều giải pháp cùng lúc có thể tạo ra nhiều vấn đề với việc tích hợp và quản lý dữ liệu. Điều đó sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp sử dụng sai công nghệ. Hiện nay đã có các công cụ tích hợp tiên tiến và linh hoạt để hỗ trợ những giải pháp trên. Ngoài ra, các giải pháp như Palantir, các loại phần mềm trung gian và giải pháp kinh doanh thông minh khác sẽ có tính năng dành cho các hoạt động nội và hiển thị tích hợp đó cho toàn bộ doanh nghiệp mà không cần phải loại bỏ tất cả các hệ thống có sẵn từ trước.

4. Quản lý chuỗi cung ứng

Đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm 2023 tiếp tục là vấn đề cần giải quyết. Đó là lý do chuyển đổi số đang tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng. Các công ty như Manhattan Associates được kỳ vọng sẽ đi đầu và là trung tâm của chuyển đổi số. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng sau đại dịch, cần theo dõi các công nghệ có thể giúp giải quyết các vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng để thích ứng với công cuộc chuyển đổi số từ năm 2023.

Xu hướng chuyển đổi số 2023

5. Thiếu hụt nhân lực lao động

Vào năm 2023 sắp tới, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng thị thường lao động sẽ khan hiếm. Với những doanh nghiệp đang hoặc chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, việc này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thiếu đi nhân sự để đáp ứng quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, do tình trạng sa thải và nghỉ việc diễn ra ồ ạt cùng với đó là nhu cầu tư vấn chuyển đổi số tăng cao, các doanh nghiệp phải vật lộn để tìm nơi tư vấn uy tín. Như vậy, với những lí do kể trên, tình trạng thiếu hụt nhân lực tiếp diễn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình chuyển đổi số, thậm chí kéo dài nhiều năm.

Một trong những giải pháp trước nhất để giải quyết vấn đề này là doanh nghiệp phải tìm ra những nguồn lực tốt nhất bằng mọi cách có thể, hay cụ thể hơn, là phải đảm bảo rằng luôn có các khoảng đệm trống trong quá trình triển khai. Nói cách khác, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp có nguy cơ phải bị kéo dài để thích ứng với những sự gián đoạn trong nhân lực, bao gồm cả đối với các nhà tư vấn công nghệ và đối với nguồn nhân sự nội bộ.

Cuối cùng, cùng với sự suy thoái kinh tế, việc thực hiện cắt giảm nhân sự bên trong tổ chức phổ biến trong thời điểm hiện tại khiến tình trạng này càng thêm tiếp diễn. Vậy nên, doanh nghiệp cần đảm bảo có thể nắm rõ được những quả bom nổ chậm liên quan đến cả tình trạng thiếu hụt lao động và quá trình chuyển đổi số này trong tương lai.

6. Chuyển đổi số ồ ạt và tỷ lệ thất bại cao

Trong bối cảnh của những dự đoán đã đề cập, cho thấy sự gia tăng của việc chuyển đổi số thất bại. Thiếu lao động, công nghệ phát triển quá nhanh, xu hướng công nghệ thay đổi, kết hợp với việc các nhà cung cấp đang buộc khách hàng sử dụng Cloud trong khoảng thời gian ngắn, dẫn đến việc chuyển đổi số thất bại ở nhiều doanh nghiệp.

7. Doanh nghiệp buộc phải sử dụng Cloud

Công nghệ đã thay đổi nhanh chóng và trở nên tiên tiến hơn bao giờ hết nhưng thực tế là các công ty phần mềm đang dồn khách hàng của họ con đường Cloud quá sớm. Việc này làm giảm độ tin cậy của khách hàng với công ty. Nếu khách hàng không đặt niềm tin vào công ty cung cấp phần mềm và bộ phận tích hợp hế thống, họ sẽ phải thẩm định cẩn thận hệ thống.

Trái ngược với 10 năm trước, khi doanh nghiệp tin tưởng hoàn toàn vào nhà cung cấp phần mềm. Đây là một xu hướng tốt, khách hàng nên chủ động thắc mắc và kiểm định, đừng tin tưởng vô điều kiện vào nhà cung cấp phần mềm. Đó là điều doanh nghiệp cần phải lưu ý khi lập kế hoạch chuyển đổi số.

(Nguồn Sưu tầm Internet)